SỬA CHỮA CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA MÁY HÀN ĐIỆN TỬ - PHẦN I

Thời gian qua, có rất nhiều bạn kỹ thuật đã gọi điện và liên lạc bằng email hỏi về vấn đề những bệnh thường gặp của máy hàn điện tử. Số lượng email khá nhiều vì vậy tác giả không thể hồi âm hết cho tất cả các bạn đọc, mong quý vị thông cảm. Thông qua website của Công Ty TNHH TM & DV Đinh Nguyễn tác giả cố gắng trình bày những vấn đề cơ bản nhất về chiếc máy hàn điện tử, hy vọng có thể giúp ích được cho các bạn kỹ thuật trong công việc sửa chữa và bảo trì thiết bị hàn – cắt.

Ngày đăng: 22-08-2015

45,399 lượt xem

Thời gian qua, có rất nhiều bạn kỹ thuật đã gọi điện và liên lạc bằng email hỏi về vấn đề những bệnh thường gặp của máy hàn điện tử. Số lượng email khá nhiều vì vậy tác giả không thể hồi âm hết cho tất cả các bạn đọc, mong quý vị thông cảm. Thông qua website của Công Ty TNHH TM & DV Đinh Nguyễn tác giả cố gắng trình bày những vấn đề cơ bản nhất về chiếc máy hàn điện tử, hy vọng có thể giúp ích được cho các bạn kỹ thuật trong công việc sửa chữa và bảo trì thiết bị hàn – cắt.

SƠ ĐỒ KHỐI MÁY HÀN ĐIỆN TỬ

(Click nút phải chuột sau đó chọn Mở liên kết trong tab mới để phóng lớn hoặc tải file)

GIẢI THÍCH TỔNG QUÁT CHỨC NĂNG CỦA TỪNG KHỐI:

1.      Khối nguồn cấp chính: Nhiệm vụ chỉnh lưu và lọc điện áp xoay chiều thành điện áp một chiều (Volt cao). Máy hàn 1 pha 220VAC thì điện áp sau mạch nắn & lọc khoảng 310 VDC, máy hàn 3 pha 380VAC  điện áp một chiều đo được tầm  620 VDC.

2.      Khối biến đổi điện áp DC sang AC tần số cao: Khối này là các linh kiện bán dẫn Mosfet hoặc IGBT. Các linh kiện bán dẫn đóng vai trò như những khóa đóng ngắt luân phiên kiểu đẩy kéo để thay đổi chiều của điện áp ra tãi thông qua biến áp xung. Tần số đóng ngắt thường là 20KHz - 40 KHz đối với máy hàn dùng linh kiện bán dẫn là IGBT, các máy hàn điện tử  dùng Mosfet thì tần số cao hơn khoảng 100KHz.

3.      Khối chỉnh lưu dòng hàn: Nhận xung AC tần số cao từ ngõ ra của biến áp xung động lực, chỉnh lưu, lọc và đưa ra các cọc lấy điện hàn. Điện áp một chiều dùng để hàn khoảng 60-70 volt DC.

4.      Khối hồi tiếp: Lấy mẫu dòng/ điện áp hàn ở ngõ ra hồi tiếp về khối mạch tạo xung để ổn định dòng điện hàn/ điện áp hàn. Các máy hàn Que, Tig, máy cắt Plasma chỉ cần lấy mẫu dòng điện hàn là đủ, riêng máy hàn CO2/Mig/Mag thì lấy mẫu điện áp hàn.

5.      Khối cài đặt dòng hàn: Mục đích là thiết lập trước giá trị dòng hàn/ điện áp hàn xung quanh giá trị thích hợp nào đó do người dùng điều chỉnh.

6.      Khối tạo xung điều khiển: Tạo ra chuổi xung có độ rộng thay đổi (tần số cố định) để đóng ngắt các linh kiện bán dẫn công suất (IGBGT hoặc Mosfet). Sự thay đổi độ rộng xung điều khiển có tác dụng làm thay đổi thời gian dẫn tắt của các khóa công suất dẫn đến thay đổi công suất trung bình ra tãi.

Đến đây xin tạm kết thúc phần 1, trong bài viết phần 2 tới đây tác giả sẽ trình bày chi tiết về một số các kiểu mạch nguồn chính của máy hàn điện tử. Các pan thường gặp trên khối nguồn chính và cách sửa chữa.

Biển học bao la, hiểu biết của tác giả là giới hạn. Vì vậy trong bài viết sẽ có nhiều thiếu sót mong các bậc cao nhân, tiền bối rộng lượng bỏ qua. Mọi chi tiết đóng góp xin gởi đến email kythuatmayhandinhnguyen@yahoo.com. Xin chân thành cảm tạ.

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha reload